Liên hệ Liên hệ
Nhận báo giá Nhận
báo giá

NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ CÁ NGỰA

Thứ ba - 23/05/2023 04:45
NHỮNG SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ CÁ NGỰA

Không những ngoại hình đặc biệt, cá ngựa còn được dùng làm thuốc hoặc làm cảnh. Nghề nuôi cá ngựa mang lại cả giá trị kinh tế và cả bảo tồn.

Đặc điểm và phân bố

Cá ngựa hay còn gọi là hải mã là một loài sinh vật biển thuộc chi Hippocampus. Bao gồm cả cá chìa vôi. Loài vật này phần lớn được tìm thấy ở các vùng nước nhiệt đới và ôn đới. Ở khắp nơi trên toàn thế giới. Nó được biết đến như là một loại thuốc quý ở Đông Á. Đặc biệt là ở Trung Quốc và Việt Nam.

Cá ngựa có đôi mắt cao di động có khả năng quan sát kẻ thù và mồi mà không cần di chuyển. Giống như loài rồng biển, cá ngựa cũng có một cái vòi dài để hút con mồi. Là loài sống thành cặp, nhưng cũng có một số loài sống thành bầy đàn. Ngoài ra, nó còn có một cái đuôi dài và có khả năng quấn quanh tảo biển để giữ mình không bị dòng nước cuốn đi.

  • Tên khoa học là Hippocampus.
  • Tên gọi khác: Hải mã, thủy mã, hải long.
  • Thuộc họ: Syngnathidae.

Loài cá này thường xuất hiện ở các nước như. Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Triều Tiên,… Ở nước ta, loài cá này tập trung nhiều ở vùng biển: Khánh Hòa, Nghệ An, Phan Rang, Phú Quốc, Quảng Ngãi, Phú Yên, Thanh Hóa,…

Hiện nay việc săn tìm và đánh bắt ngày càng tăng. Làm cho số lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Cá ngựa thường được dùng trong nhiều bài thuốc truyền thống. Theo thống kê, mỗi năm có đến khoảng 20 triệu con cá ngựa bị săn tìm và đánh bắt.

Tại Việt Nam, tỉnh Khánh Hòa với việc địa phương sở hữu nhiều loại cá ngựa quý hiếm, các nhà khoa học thuộc Viện Hải dương học đã cho sinh sản thành công nhiều loài cá ngựa như cá ngựa dên, cá ngựa vằn, cá ngựa dai,… Đến nay, nhiều loài cá ngựa đã được sản xuất giống nhân tạo ở quy mô lớn và nuôi thương phẩm, góp phần phát triển kinh tế và bảo tồn nhiều loài cá ngưạ quý có nguy cơ cạn kiệt.

Những sự thật thú vị về cá ngựa

Tập tính sinh sản

Cá ngựa sinh con theo một cách kỳ lạ: con đực “mang thai”. Theo báo cáo của Công trình nghiên cứu về cá ngựa thì cá cái đưa trứng vào túi ấp của cá đực làm cho con đực có vẻ như đang mang thai. Những nghiên cứu mới đây cho thấy rằng cá đực truyền tinh dịch của chúng ra xung quanh chứ không đưa trực tiếp vào túi ấp. Thời gian mang thai từ 2-3 tuần.

Trứng cá ngựa nở khi nào phụ thuộc vào bố mẹ của chúng. Một số trải qua thời gian phát triển chung với những phiêu sinh vật biển. Đôi khi những con cá ngựa đực có thể ăn một số con của nó trước khi chúng được tự do. Những loài cá ngựa khác ngay lập tức bắt đầu cuộc sống dưới đáy biển.

Khi sống thành cặp, cá ngựa thường giao phối vào sáng sớm hoặc đôi khi vào chập tối để củng cố thêm mối quan hệ của chúng. Phần thời gian còn lại chúng dành cho việc tìm thức ăn.

Cá ngựa vằn đổi màu để hút bạn tính

Một nghiên cứu mới phát hiện, cá ngựa vằn cũng biết chau chuốt vẻ bề ngoài bằng cách đổi màu để thu hút bạn tình. Cá ngựa vằn – loài cá cảnh được nuôi phổ biến trong các hộ gia đình – thường không biểu hiện bất kỳ khác biệt nào về màu sắc giữa con đực và con cái, ít nhất đối với mắt người. Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Thú y ở Vienna, Áo đã khám phá ra những thay đổi rất nhỏ về giới tính ở loài cá này trong thời kỳ giao phối.

Theo trang Live Science, các nhà khoa học đã kết hợp nhiều phương pháp, bao gồm chụp ảnh, sử dụng phần mềm máy tính và trực tiếp quan sát bằng mắt, để nghiên cứu về những đặc điểm màu sắc của cá ngựa vằn, ở cả giống nuôi nhốt và giống sống hoang dã, khi chúng tương tác với nhau trong ngày cũng như khi tìm bạn tình và đẻ trứng.

Họ phát hiện, cả cá đực và cá cái đều chuyển màu sọc trên da theo hướng đậm và tươi sáng hơn chỉ vào mùa giao phối và một số khác biệt về giới tính biểu hiện qua các sọc này cũng chỉ trở nên dễ nhận biết hơn vào thời điểm này.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu quan sát thấy, những con cá ngựa vằn đực sở hữu lớp áo sặc sỡ và nổi bật hơn dường như ve vãn bạn tình nhiều hơn các bạn đồng giới trông kém bắt mắt hơn. Điều này hé lộ, việc nhuộm màu cơ thể đóng một vai trò nhất định trong hoạt động giao phối của loài cá cảnh.

Cá ngựa đực là những bà mẹ thiên bẩm

Mặc dù chuyện cá đực đóng vai trò trụ cột trong gia đình là hoàn toàn bình thường, nhưng việc con đực mang thai lại là một quá trình phức tạp chỉ có duy nhất trong gia đình cá Syngnathidae, bao gồm cá chìa vôi, cá ngựa và rồng biển. Chiếc túi ấp trên cơ thể cá ngựa đực và cá chìa vôi nơi con đực giữ trứng trong quá trình giao phối là một đặc điểm thú vị có ảnh hưởng lớn đến ngành sinh học nghiên cứu các loài do khả năng mang thai của con đực đã thay đổi hoàn toàn động lực của hành động giao phối.

Khi cá ngựa giao phối, con cái đưa bộ phận đẻ trứng của nó vào túi ấp của con đực (cơ quan nằm bên ngoài cơ thể con đực) sau đó đẻ trứng chưa được thụ tinh vào túi ấp. Con đực sau đó xuất tinh vào túi ấp để thụ tinh cho trứng. Sau khi con cái đẻ trứng chưa thụ tinh vào túi con đực, vỏ ngoài của trứng vỡ ra.

Tinh trùng của con đực sẽ bao quanh trứng. Sau khi thụ tinh, con đực làm nhiệm vụ điều khiển môi trường sống của phôi trong túi ấp. Nó sẽ giữ máu lưu thông quanh phôi, kiểm soát nồng độ muối trong túi ấp, cung cấp ôxi và chất dinh dưỡng cho quá trình phát triển của con non qua một cơ quan giống nhau thai cho đến khi sinh.

Cá ngựa đớp mồi với vận tốc 1/1000 giây

Mặt dù có thân hình bé nhỏ và di chuyển chậm chạp nhưng cá ngựa lùn là một trong những kẻ săn mồi hiệu quả nhất trong thế giới đại dương. Cá ngựa lùn chỉ dài 2,5cm, cơ thể hình chữ S và có vây lưng nhỏ. Không giống như hầu hết loài cá khác có hàm nhô ra, cá ngựa có mõm thon dài hường về phía con mồi trong cứ đớp nhanh chóng chỉ 1/1.000 giây.

Nhà sinh học biển Brad Gemmell tại Đại học Texas ở Port Aransas (Mỹ) nói: “Chúng tôi biết rằng những con cá ngựa đã săn mồi thành công bằng cú đớp trong cự li ngắn. Vấn đề được đặt ra là tại sao chúng tiếp cận được với con mồi ở khoảng cách rất gần nhưng vẫn không bị con mồi phát hiện?”.

Được biết, thức ăn chủ yếu của cá ngựa lùn là động vật giáp xác và chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh.

Để trả lời cho câu hỏi trên, Gemmell và nhóm nghiên cứu sử dụng máy quay tốc độ cao để đo các chuyển động của cá ngựa và mặt nước khi nó tiếp cận con mồi. Kết quả thật hết sức ngạc nhiên, vùng nước ở khu vực mõm dao động rất nhỏ so với những phần khác trong cơ thể. Khi con mồi nằm trong phạm vi lý tưởng, cá ngựa lùn đưa ra cú đớp kinh hoàng chỉ trong 1/1000 giây nên cơ hội trốn thoát của con mồi hầu như không có.

Như vậy, mặc dù là loài bơi chậm nhất chỉ 150cm/giờ nhưng nhờ cấu trúc đặc biệt của phần đầu, cá ngựa lùn trở thành sát thủ giấu mặt đáng gờm nơi đại dương.

Tim cá ngựa vằn có thể tự “mọc” lại

Khi một phần tim của cá ngựa vằn bị cắt đi, tế bào gốc ở tim sẽ kết hợp với lớp tế bào trên bề mặt vết thương để tạo ra những mô mới, thay thế cho phần đã mất, các nhà khoa học Mỹ cho biết. Đây là phát hiện của các chuyên gia y khoa tại Đại học Duke, bang North Carolina, Mỹ.

Với tên khoa học là Danio rerio, cá ngựa vằn không chỉ là một giống cá nước ngọt nhỏ, một loài cá cảnh được ưa chuộng mà còn là mẫu sinh vật tái tạo có xương sống quan trọng trong nghiên cứu khoa học. Nếu một con cá ngựa vằn bị tổn thương tim, ngay lập tức chúng sẽ tái tạo một quả mới để thay thế. Cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng.

Tác giả: Massage nam

 Tags: NSTVCN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây